PHÂN BÓN LONG PHÚ

NGƯỜI BẠN TIN CẬY CỦA NHÀ NÔNG

PHÂN BÓN LONG PHÚ

BẠN ĐỒNG HÀNH TIN CẬY CỦA NHÀ NÔNG

PHÂN BÓN LONG PHÚ

BẠN ĐỒNG HÀNH CỦA NHÀ NÔNG

PHÂN BÓN LONG PHÚ

PHÂN BÓN CHUYÊN DỤNG CHO CÂY TRỒNG

PHÂN BÓN LONG PHÚ

PHÂN BÓN CHO LÚA

Chủ Nhật, 11 tháng 11, 2018

CHĂM SÓC BÓN PHÂN CHO CÂY SẦU RIÊNG GIAI ĐOẠN RA HOA

Bón phân cho cây trồng là công đoạn chăm sóc quan trọng giúp sầu riêng mang lại năng suất cao hiệu quả trong mỗi vụ thu hoạch. Bón phân đúng cách đúng thời vụ cho sầu riêng như thế nào bà con hãy cùng tham khảo qua nội dung chia sẻ bên dưới. Về cách chăm sóc và sử dụng phân bón cho cây ăn trái nhất là cây sầu riêng

Sau giai đoạn thu hoạch 1 tháng công đoạn bón phân vô cùng quan trọng, trong các loại phân cần bón phân cho cây sầu riêng thì kali cùng với một số loại phân bón khác đều rất cần thiết.


Liều lượng bón phân cho sầu riêng mang lại năng suất cao

Cây sầu riêng giai đoạn kiến thiết cơ bản bà con nên bón phân hữu cơ để cây phát triển nhanh, lượng bón 10 – 20 kg/ 1 gốc kết hợp cùng với phần vô cơ theo liệu lượng ghi rõ trên bao bì 

Công thức bón phân cho sầu riêng

Lần 1: Vào thời điểm sau khi thu hoạch xong nên bón phân chuồng tầm 25-30 kg/ cây kết hợp cắt bỏ hết cành sâu bệnh đi và bón bổ sung thêm phân vô cơ với công thức là 18:11:5:3 hoặc 15:15:6:4. Bón phân quanh tán ngay sau khi bón xong kết hợp tưới nước để phân tan giúp cây hấp thụ tốt hơn, bón càng nhiều phân đạm cây sẽ phục hồi lấy lại sức nhanh.

Lần 2: Thời điểm bón phân cho cây là lúc cây ra hoa chừng 30 – 40 ngày kết hợp bón bổ sung thêm vô cơ có hàm lượng lân cao để cây ra hoa nhiều hơn và tỉ lệ đậu trái cũng cao hơn. Công thức bón cho đợt này là N:P:K 10:50:17. Bà con kết hợp sử dụng các dòng phân bón chuyên dụng cho cây ăn trái gia đoạn ra hoa để giúp cây phân hoá mầm hoa và kích vọt hoa cho cây sầu riêng đậu trái tốt tránh hiện tượng rụng hoa và rụng trái non

Lần 3: Bón khi kích thước trái lớn bằng quả chôm chôm sau khi áp dụng kỹ thuật làm bông giữ trái trên cây sầu riêng, bà con nên bón thêm Kali cùng với N:P:K:Mg 12:12:17:2.

Lần 4: Lần bón quan trọng nhất bổ sung kali cho cây để chất lượng trái cao hơn, lượng bón tùy vào tán của cây nếu cây có đường kính 6-8m thì nên bón 3-4 kg/ cây/ lần bón lượng phân bón K2SO4 đạt từ 1 – 1,5 kg kết hợp phun thêm phân bón lá có chứa kali để cơm sầu riêng không bị nhão. Thời điểm thích hợp cho việc phun phân bón lá là khi cây đậu trái được 5 tuần, không dùng phân bón lá có chứa đạm cao ảnh hưởng đến phẩm chất trái.

Cách bón phân cho cây sầu riêng cần đúng thời điểm và đúng liều lượng mới mang lại hiệu quả cho cây. Nhất là với phân bón lá chỉ là sản phẩm phụ để tăng phẩm chất cho trái bà con nên sử dụng hợp lý không nên lạm dụng và không dùng phân có chứa clo để bón cho sầu riêng loại phân này sẽ khiến sầu riêng bị sượng.

Mọi chi tiết xin liên hệ
CÔNG TY TNHH SX TM DV LONG PHÚ
Địa chỉ: 71/65 Ấp 2, xã Nhị Bình, huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 028.3891.3259 
Email: ctylongphu@yahoo.com.vn

Thứ Sáu, 9 tháng 11, 2018

CÁCH SỬ DỤNG PHÂN BÓN CHO CÂY TRỒNG ĐẠT HIỆU QUẢ CHẤT LƯỢNG KINH TẾ CAO

Phan bon cho cay trong là những nguyên tố rất cần thiết trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, bón phân cho cây trồng đúng cách sẽ giúp tăng năng suất và đảm bảo chất lượng trái
Vườn cây ăn trái đạt hiệu quả nhờ chăm sóc và sử dụng phân bón đúng cách 

Sử dụng phân bón cho ăn trái như thế nào cho hợp lý?

Trong canh tác thâm canh cây trồng thường có 2 cách để bón phân cho cây:

Bón phân qua gốc: Cung cấp trực tiếp chất dinh dưỡng chủ yếu cho cây trồng để tăng khả năng sinh trưởng và phục hồi sau vụ thu hoạch trước.

Bón phân qua lá: Có tác dụng bổ sung và hỗ trợ kịp thời chất dinh dưỡng cho cây trồng. Phân bón là có nhiều các nguyên tố đa, trung lượng hỗ trợ tốt cho quá phát triển của cây. Khi bà con phun phân bón lá thì hiệu sử dụng dinh dưỡng cao hơn nhiều so với phân bón gốc, cây trồng sẽ hấp thụ được tối đa từ 90-95% lượng dinh dưỡng có trong phân qua quá trình quang hợp của cây.

Nên sử dụng phân bón cho cây ăn trái trong trường hợp nào?

Phân bón la cho cây trồng bà con nên sử dụng trong những trường hợp sau:
Ở giai đoạn cây non: Bà con nên phun phân bón lá để bổ sung thêm nguồn dinh dưỡng cho cây con ở giai đoạn vườn ươm, giai đoạn sinh trưởng phát triển ngoài vườn sau khi trồng, việc phun phân bón lá sẽ phát huy được hiệu quả khi bộ rễ cây con mới trồng chưa phát triển hoàn thiện.
Trong giai đoạn kích thích ra đọt: Bà con sử dụng dòng phân bón lá có tỷ lệ đạm cao như viên sủi Ga3để giúp cây ra đọt đồng loạt.
Giai đoạn chuẩn bị ra hoa: Lúc này bà con nên dùng các dòng phân bón lá có hàm lượng Lân cao. Phân bón Lân đỏ P52-Chuyên cây ăn trái sẽ giúp việc hình thành mầm hoa tốt hơn.
Trong giai đoạn kích thích ra đọt: Ở giai đoạn này bà con làm vườn nên sử dụng dòng phân bón có hàm lượng Lân cao như phân bón phân hoá mần hoa để kích thích cây ra hoa đồng loạt. Hoặc dùng phân bón Vọt Hoa giúp kích thích và phân hoá mầm hoa cực mạnh và chống nghẽn hoa giảm tỷ lệ rụng hoa.
Giai đoạn trái: Có thể sử dụng phân bón lá ở giai đoạn trái non nhằm để cung cấp đầy đủ và kịp thời nguồn dinh dưỡng cho cây giúp hạn chế tỷ lệ rụng trái non. Bên cạnh đó, cũng có thể sử dụng phân bón lá trong thời kỳ trái phát triển nhanh giúp trái phát triển về kích thước và khối lượng. Giai đoạn này nếu kết hợp đầy đủ phân bón gốc và phân bón lá sẽ làm tăng năng suất và phẩm chất trái sau này. Tham khảo thêm một số dòng sản phẩm phân bón tăng khả năng đậu trái, giảm nứt trái, sượng trái,…tại đây.
Sử dụng phân bón cho cây ăn trái đúng cách đẻ hạn chế hiện tượng nứt trái, thối trái

Những lưu ý khi sử dụng phân bón lá cho cây ăn trái

Thời điểm phun: Bà con nông dân chú ý phun vào lúc trời râm mát, hoặc vào buổi chiều hoặc sáng sớm nhằm giúp cây có thể hấp thụ các chất dinh dưỡng được thuận lợi.
Chú ý cần phun ướt đều cả 2 bề mặt của lá vì mặt dưới của lá cây sẽ hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn so với mặt bên trên.
Nên sử dụng kết hợp với chất bám dính để tránh dinh dưỡng bị rửa trôi sau khi phun, giúp lá tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng.
Không nên sử dụng phân bón lá khi hoa đang nở như vậy sẽ làm giảm tỷ lệ rụng hoa và đậu trái
Không pha thuốc trừ bệnh với phân bón lá/chất điều hòa sinh trưởng vì như vậy sẽ vô tình cung cấp nguồn dinh dưỡng cho nấm bệnh phát triển mạnh.
Không nên pha thuốc trừ sâu với phân bón lá có tính kiềm cao và tính axit với nhau vì sẽ trung hòa làm giảm hiệu lực của hỗn hợp.
Hỗn hợp sau khi pha trộn xong phải sử dụng ngay.
Những tính năng tiện dụng và ưu điểm của việc sử dụng phân bón lá nếu đùng đúng sẽ giúp cây tăng năng suất và phẩm chất trái. Tuy nhiên nếu lạm dụng phân bón lá làm lá xanh mượt rất dễ bị sâu bệnh tấn công, thân cây dễ bị rong rêu đeo bám, bên cạnh đó việc phun nhiều phân bón lá, nhất là giai đoạn gần thu hoạch sẽ ảnh hưởng không tốt đến chất lượng trái và thời gian bảo quản sau thu hoạch giảm (trái mau hư hỏng). 
Để sử dụng phân bón cho cây trồng đạt hiệu quả. Tùy vào từng thời kỳ sinh trưởng của cây mà bà con lựa chọn loại phân bón cho phù hợp. Nên tuân thủ theo liều lượng ghi trên bao bì của nhà sản xuất, các khuyến cáo của nhà khoa học và quy trình chăm sóc của từng loại cây trồng có múi để đạt hiệu quả cao hơn.
Trên đây là những hưỡng dẫn để bà con tham khảo và có thêm những kiến thức trông việc trồng trọt và sản xuất cây trồng của mình.

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH SX TM DV LONG PHÚ
Địa chỉ: 71/65 Ấp 2, xã Nhị Bình, huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 028.3891.3259 
Email: ctylongphu@yahoo.com.vn

NÔNG DÂN ĐANG TỰ PHÁ HUỶ VƯỜN MÍT CỦA MÌNH CHỈ VÌ SỬ DỤNG PHÂN BÓN CHO CÂY ĂN TRÁI SAI CÁCH


Mời con xem chi tiết về cách sử dụng phân bón cho cây trồng đúng cách tại đây

Thứ Năm, 8 tháng 11, 2018

Bắt ổi ra trái quanh năm - bằng cách sử dụng phân bón cho cây ăn trái đú...

Thứ Tư, 7 tháng 11, 2018

CÁCH SỬ DỤNG PHÂN BÓN CHO LÚA MÙA ĐÚNG KỸ THUẬT

Hiện nay việc sản xuất lúa với bà con nông dân thì việc sử dụng phân bón cho cây lúa như thế nào cho phù hợp để không bón dư, thừa đạm được bà con quan tâm. Chúng ta cùng tìm hiểu về cách sử dụng phân bón cho cây lúa đúng kỹ thuật và phù hợp nhu cầu dinh dưỡng của cây. Phân bón gốc cho lúa là những loại phân thuộc nhóm khó tiêu (sau khi bà con nông dân bón vào đất, phân cần phải được phân giải thành chất dễ tiêu thì lúa mới hấp thu được).

Sử dụng phân bón cho lúa như thế nào cho đúng cách?

Quá trình phân giải phân bón thành chất dinh dưỡng nhanh hay chậm, còn tuỳ thuộc vào các yếu tố của thời tiết như độ ẩm và nhiệt độ. Nếu như độ ẩm, nhiệt độ cao. Quá trình trình phân giải chất dinh dưỡng nuôi cây trồng càng thuận tiện và được diễn ra nhanh hơn làm cho cây lúa hấp thu phân bón được sớm hơn. Nếu độ ẩm và nhiệt độ thấp, quá trình phân giải chất dinh dưỡng này diễn ra chậm dẫn tới việc cây lúa thiếu chất dinh dưỡng để hấp thụ, cây chậm phát triển. Ở vụ lúa mùa nhiệt độ và độ ẩm thường cao nên bà con bón phân cho lúa vụ mùa sẽ có kết quả tốt hơn ở lúa vụ xuân. Bà con nông dân cần theo dõi, quan sát và thường xuyên cập nhật tình hình thời tiết từ trung tâm dự báo thời tiết, khuyến nông, để điều chỉnh lượng và loại phân bón cho lúa cho hợp lý. Bà con nên sử dụng bảng so màu lá lúa để điều chính phân thích hợp
Công ty Phân bón Long Phú
Sử dụng phân bón kết hợp cho lúa để tăng năng suất 

Thời điểm cần sử dụng phân bón cho lúa

Bón lót: Lúc cày bừa, làm đất để trồng lúa vụ mùa nếu gặp thời tiết có mưa to, phải tháo nước đi mới gieo cấy được hoặc gặp thời tiết nắng nóng liên tục kéo dài, nhiệt độ ban ngày trên 36oC bà con cần ưu tiên sử dụng phân hỗn hợp NPK các loại để bón, không nên bón phân đơn để tránh thất thoát phân bón nhất là nguyên tố đạm.

Bón lót cho lúa ở vào thời điểm thời tiết ôn hoà thuận lợi thì bà con có thể sử dụng phân đơn để bón sao cho cân đối và hiệu quả, nên bón phân vùi sâu 6-8cm vào đất.

Bón thúc đẻ nhánh: Căn cứ vào thời điểm bón lot và diễn biến thời tiết. Bón phân đơn nếu thời tiết mưa thuận gió hòa. Như vậy, cây lúa sẽ nhanh có chất dinh dưỡng để hấp thu làm cho lúa đẻ nhánh nhanh và tập trung ngay giai đoạn đầu của quá trình đẻ nhánh làm tăng số bông hữu hiệu và tăng năng suất sau này. Nếu có mưa kéo dài hoặc nắng nóng kéo dài thì bà con lại sử dụng phân bón kết hợp cho lúa NPK để bón thúc đẻ. 

Bà con sử dụng dòng phân bón kêt hợp cho lúa: Phân bón PK hữu cơ LP 711 – Đẻ Nhánh, CÔNG DỤNG: Cung cấp lân, kali giúp ra rễ khỏe mạnh, giúp cây bật đọt, đâm chồi cực mạnh, quang hợp khỏe, phục hồi cây sau thu hoạch, tăng khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi. Cung cấp hữu cơ Humic, Fulvic, Amino giúp cây ra rễ mạnh, xanh, tốt, cứng cây, lớn hạt, năng suất vượt trội. (Bón vào lúc lúa có 3 lá thật đối với lúa gieo thẳng và bén rễ hồi xanh đối với lúa cấy mạ dược). Xem chi tiết tại đây

Bón thúc đòng: Bà con nông dân không nên sử dụng phân kết hợp cho lúa NPK để bón cho lúa mùa ở giai đoạn này vì một số đặc điểm: Tầng đất canh tác lúc này đã chai cứng, khả năng thẩm thấu và phân giải của các viên phân hỗn hợp rất khó và chậm. Giai đoạn cây lúa hút dinh dưỡng không nhanh bằng giai đoạn lúa còn con gái do bộ rễ đã ăn sâu và đất. Cây lúa ở giai đoạn này cũng không cần lân nữa. Nên sử dụng các loại phân đơn (đạm và kali) để bón theo tỷ lệ thích hợp (sử dụng bảng so màu lá lúa để điều chỉnh lượng phân) sẽ đạt hiệu quả cao hơn.


Bón nuôi hạt: Cây lúa từ thời kỳ trổ bông đến thu hoạch có thời gian là 1 tháng - là thời gian huy động tất cả nguồn dinh dưỡng từ rễ, thân, lá đòng về bông để làm hạt. Năng suất lúa cao hay thấp phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn này nhất là các giống lúa lai (lúa lai từ trổ bông đến thu hoạch hút kali cao gấp 2 lần lúa thuần). Vì vậy bà con muốn tăng năng suất cao, cần phải tiến hành bón phân cho lúa vào giai đoạn này. Tốt nhất nên sử dụng các loại phân bón kết hợp cho lúa phun trực tiếp trên bông lúc lúa thấp thoi trỗ hoặc sau trổ 1 tuần. Xem chi tiết tại đây

Mọi chi tiết xin liên hệ
CÔNG TY TNHH SX TM DV LONG PHÚ
Địa chỉ: 71/65 Ấp 2, xã Nhị Bình, huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 028.3891.3259 
Email: ctylongphu@yahoo.com.vn

Thứ Hai, 5 tháng 11, 2018

TRỒNG VÀ SỬ DỤNG PHÂN BÓN CHO CÂY ĂN TRÁI ĐẠT HIỆU QUẢ

Ở bài viết này Phân bón Long Phú hướng dẫn cách Trồng cây ăn trái mới hoàn toàn và cách sử dụng phân bón cho cây đúng cách 

Nguyên tắc về đất trồng

Đất trồng đáp ứng được tiêu chuẩn là đất có độ PH từ 6 đến 6.5, mỗi loại hoa quả sẽ có một độ PH thích hợp khác nhau nhưng không chênh nhau nhiều. Cần sử dụng máy đo độ PH để có sự chính xác tuyệt đối.

Đất trồng cây cần có khí hậu thích hợp cho sự sinh trưởng của cây, đất phải thoát nước nhanh cũng như có nhiều chất dinh dưỡng. Đất trồng cây không được quá dốc chỉ nên từ 20 độ trở lại.

Loại đất trồng tốt có tầng canh tác dày thì năng suất và chất lượng quả sẽ cao bởi tầng đất canh tác dày có thể giúp dễ cây phát triển tốt, có nhiều nước cung cấp cho cây hơn.

Giống cây trồng

Nếu bạn không có kinh nghiệm trong việc trồng cây giống thì nên mua luôn giống ở những cửa hàng cây giống uy tín được nhiều người tin dùng.

Bên cạnh cây giống vể cây ăn quả có thể tìm thêm cây giống xen canh thời vụ ngắn vừa có thể giữ ẩm cho đất, vừa tránh sói mòn vừa tăng thu nhập….Tuy nhiên cần chú ý loại cây trồng xen canh cần phải tương đồng về đặc tính chẳng hạn như không được cạnh tranh về chất dinh dưỡng, nguồn nước cũng như ánh sáng với cây ăn quả bạn trồng.

Phân bón cung cấp cho cây

Phân bón thường sử dụng chính là phân chuồng, phân NPK, đối với phân chuồng cần ủ kĩ và phải được xử lí có thể trộn chung với vôi và phơi ải mới tiến hành bón cho lót cho cây. Phân NPK cần mua đúng tránh mua phải hàng giả bởi hiện nay do loại phân này tốt được bà con dùng nhiều nên nhiều người với tư tưởng xấu ham làm giàu đã sản xuất loại phân NPK giả với mẫu mã khá giống loại thật vì thế cần mua ở nơi có uy tín.

Trồng cây

Trước khi trồng cây cần tiến hành đào hố trồng, hố trồng cần đào trước khi trồng 20 ngày và bón lót luôn xuống hố. Kích thước hố trồng cần phụ thuộc vào khí hậu, địa hình, đất trồng nơi đó, thông thường hố trồng thường giao động ở khoảng 60 cm x 60 cm x 60 cm đến 80 cm x 80 cm x 80 cm. Với một số loại cây trồng tán nhỏ một hai năm đầu có thể trồng dày sau đó đến năm thứ ba bạn có thể tỉa sẽ có năng suất cao

Các bước thực hiện: Bóc bao bầu cây -> đặt giữa hố trồng -> lấp đất -> nén gốc -> cắm cọc cố định cây sẽ giúp cây sống sót và phục hồi nhanh -> tưới nước- > tủ rơm giữ ẩm, đối với việc này giúp cho cây hút được nhiều đất dinh dưỡng từ đất hơn

Công ty Phân bón Long Phú
Vườn cây đang trồng và cho quả đều

Khi bạn đang trồng một vườn cây ăn quả cũ rồi và cây đang cho quả đều thì cần áp dụng những nguyên tắc về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm như thế nào??

Đất trồng: hãy kết hợp trồng những cây ngắn ngày giống như cây họ đậu để đất có thể giữ ẩm được nhiều hơn cũng như có các chất dinh dưỡng mà các cây họ đậu cung cấp cho đất rất tốt cho cây ăn quả phát triển. Một số loại cây họ đậu thích hợp là: cây đậu lông, cây lạc dại……

Sâu bệnh hại: Không nên sử dụng nhiều hóa chất cũng như hóa chất cấm để diệt trừ sâu bệnh hại điều này vi phạm đến nguyên tắc An Toàn Thực Phẩm, hãy sử dụng các biện pháp thiên nhiên tuy có mất nhiều công sức và hơi cầu kì một chút nhưng sẽ giúp cho quả không bị nhiễm hóa chất độc có hại cho sức khỏe như: Bắt sâu hại bằng tay, dùng các loại bẫy thu hút sâu hại, dùng các loại thù địch với sâu hại, đối với bệnh hại bạn có thể chọn giống cây trồng ít bệnh hại, kháng bệnh tốt cũng như canh tác, cắt tỉa cây có khoa học. Trong trường hợp cây bị sâu bệnh quá nặng mới dùng thuốc trừ sâu nhưng hãy dùng loại thuốc trừ sâu bệnh thảo dược cũng như không nên phun khi quả đang bắt đầu chín. Phun trước khi thu hoạch quả ít nhất là 45 ngày.

Vệ sinh môi trường trồng cây: Làm sạch sẽ vùng môi trường trồng cây để tránh những bệnh hại phát triển và lây lan

Phân bón: Bón phân hợp lí và vừa đủ cho cây cần tính toán thật kĩ lưỡng có thể dựa vào kết quả năm trước về số lượng quả và chất lượng quả để cân đối và bổ sung các loại phân vào đất. Đối với ohaan chuồng phải ủ mục và đã được xử kí, đối với các loại phân vô cơ chỉ nên bón ít và tuyệt đối không bón khi cây đang vào giai đoạn thu hoạch

Mọi chi tiết xin liên hệ
CÔNG TY TNHH SX TM DV LONG PHÚ
Địa chỉ: 71/65 Ấp 2, xã Nhị Bình, huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 028.3891.3259 
Email: ctylongphu@yahoo.com.vn

Thứ Tư, 31 tháng 10, 2018

BÓN PHÂN CHO CÂY THANH LONG ĐÚNG KỸ THUẬT

Bón phân cho cây thanh long để cây cho năng suất trái cao. Mời bà con tham khảo bài viết dưới đây 
Cây thanh long chịu hạn tốt nên được trồng ở những vùng nóng và cần ánh sáng trực tiếp. Thanh long chủ yếu được trồng tập trung ở vùng cát nóng Bình Thuận


Cây thanh long cần đầy đủ các dưỡng chất vì vậy cần phải sử dụng phân bón cho cây thanh long. Cần bón đầy đủ trung, vi lượng để canh tác thanh long bền vững  

Do biến đổi khí hậu, trái đất nóng dần, miền Bắc nóng hơn và rét giảm dần nên cây thanh long đang được trồng tại các tỉnh phía Bắc.

Từ thực tiễn thâm canh thanh long của một số chủ vườn tại Thái Bình cho thấy bộ rễ cây phát triển khá mạnh, lan rộng nhưng không ăn sâu. Do vậy, có thể trồng trên nhiều loại đất, song yêu cầu đất tơi xốp và luôn đủ ẩm.

Để canh tác thanh long bền vững cần đầy đủ chất hữu cơ trong đất và bổ sung thêm phân vô cơ. Chọn các loại phân vô cơ có đầy đủ các chất đạm, lân, kali và trung, vi lượng cho phù hợp. 
Ngoài các chất đa lượng (NPK), cây cần một số nguyên tố trung lượng với lượng vừa phải như canxi, ma giê, lưu huỳnh. Đặc biệt thanh long cần các chất vi lượng như kẽm, sắt, mangan, bo, molyden với lượng rất ít nhưng giữ vai trò quan trọng. 

 Ở nước ta,giống thanh long ruột trắng được trồng khá phổ biến hơn thanh long ruột đỏ và thanh long ruột tím. Mỗi giống thanh long có đặc tính sinh trưởng và năng suất khác nhau, nhưng đều có nhu cầu các chất dinh dưỡng trong từng thời kỳ sinh trưởng:

- Giai đoạn kiến thiết cơ bản, cây 1 - 2 năm tuổi cần nhiều đạm (N) để phát triển thân, cành; lân (P) cao để phát triển bộ rễ, nhiều chồi; kali (K) giúp cho cây cứng cáp, chống chịu sâu bệnh, vôi (Ca) giúp rễ khỏe và thân cứng. Các chất trung, vi lượng vừa đủ giúp cho cây phát triển cân đối. Cùng với phân hữu cơ, nên chọn phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển có đầy đủ các chất đa trung vi lương, phù hợp cho cây giai đoạn này là NPK 5:10:3 bón lót khi trồng và NPK 12:8:12 bón thúc, khoảng 2 - 3 tháng bón 1 lần.

Ở giai đoạn kinh doanh, cây cho trái ổn định và đi vào khai thác, cây cần kali cao, đạm khá, lân vừa đủ, trung vi lượng thích hợp nhằm nuôi trái to đẹp, năng suất cao, chất lượng tốt, mẫu mã đẹp. 
Phân bón có đầy đủ các chất  trung, vi lương phù hợp cho cây giai đoạn này là phân đa yếu tố NPK 12:12:17 hoặc NPK 12:8:12, bón theo lứa hoa. Do không chịu rét nên các tháng mùa đông thanh long sinh trưởng chậm và không ra hoa, vì vậy ở miền Bắc không thể cho ra hoa trái vụ. Hàng năm, cây chỉ tập trung ra hoa từ tháng 5 đến tháng 8, liên tiếp cho ra trung bình 4 - 6 lứa hoa. Theo anh Đinh Tiến Mạnh, chủ vườn thanh long ruột tím tại xã Thụy Duyên, Thái Thụy, Thái Bình thì thanh long rất cần phân bò ủ mục bón vào mùa khô hàng năm; phân NPK bón thúc nên bón làm nhiều lần, thời kỳ thanh long ra hoa bón 2 lần mỗi tháng. 

Bà con tham khảo thêm bài viết 3 LOẠI PHÂN BÓN CHO CÂY THANH LONG ĐEM LẠI HIỆU QUẢ CAO NHẤT tại đây

Bài viết Cách bón phân cho cây ăn trái đúng cách tại đây  

Mọi chi tiết xin liên hệ
CÔNG TY TNHH SX TM DV LONG PHÚ
Địa chỉ: 71/65 Ấp 2, xã Nhị Bình, huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 028.3891.3259 
Email: ctylongphu@yahoo.com.vn

Thứ Năm, 25 tháng 10, 2018

VIDEO GIỚI THIỆU CÁC DÒNG PHÂN BÓN CHO CÂY ĂN TRÁI ĐẠT NĂNG SUẤT

Thứ Tư, 24 tháng 10, 2018

Phân bón cho cây ăn trái

Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2018

KỸ THUẬT TRỒNG CÂY THANH LONG MANG LẠI HIỆU QUẢ KINH TẾ CAO

Tiêu Chuẩn Chọn Giống Thanh Long:

Hom dài 30-40cm, chọn các cành to, khoẻ, thẳng, không bị sâu bệnh, tuổi cành > 6 tháng. - Đáy hom (dài 3-5cm) được cắt bỏ phần thịt bên ngoài, để lại phần lõi, nhằm tránh thối hom giống, sau đó nhúng vào dung dịch thuốc trừ nấm như Benlate C, nồng độ 0,1% trong 5 phút - Hom có thể được giâm trước khi trồng trong vùng che bớt ánh sáng tới khi cành ra rễ và đâm chồi mới hoặc có thể trồng thẳng ngoài đồng

Thời Vụ và Mật Độ Trồng:

Cây thanh long có thể trồng quanh năm, tốt nhất nên trồng vào mùa xuân và mùa thu. Mật độ - khoảng cách và bố trí cây trồng: trên liếp thanh long trồng xen dứa, hoặc các loại rau như ớt, dưa hấu, cà, xen các loại rau như rau muống, cải, ... dưới mương nuôi cá. Nên trồng thanh long ở mật độ từ 700 - 1.000trụ/ha ứng với khoảng cách khoảng 3 m x 3 m. Thanh long là cây cần nhiều ánh nắng,trồng dầy và thiếu ánh sang sẽ cho quả nhỏ. Cây thanh long cần bám vào cây trụ nên việc chọn lựa trụ và chuẩn bị là công việc người lập vườn thanh long cần quan tâm trước tiên, chi phí về cây trụ chiếm tỉ lệ cao nhất trong số tiền đầu tư ban đầu. Cây trụ thường được chọn có đường kính trên 25cm, dài 2,5 - 2,7m, sau khi chôn còn cao khoảng 2,0m. Hiện nay, xu hướng của nông dân là hạ thấp trụ xuống, nghĩa là sau khi chôn trụ xong còn cao trung bình từ 1,6 m đến 1,8 m, còn đường kính sử dụng chỉ còn khoảng 15cm.

Làm Đất Và Đào Hố Trồng:

Đất cao: Phần lớn là đất xám bạc màu, nhiều cát. Có nơi khai thác tới sát chân núi. Công việc chuẩn bị đất tương đối đơn giản: cắm cọc, đào lỗ xuống trụ. Sau khi chôn xong trụ thì đào âm quanh trụ sâu độ 10 - 20cm, đường kính 1,5m, bón lót phân chuồng rồi phủ lớp đất mặt lên sau đó đặt hom. 

Đất thấp: Tạo mặt liếp,chiều cao mặt liếp so với mặt nước trong mương độ 40cm, để đề phòng trong mùa mưa nước có thể dâng cao ngang mặt liếp nhất là ở những nơi thấp thì cần phải làm thêm mực trước khi xuống giống. Hễ bị ngập nước một vài tuần nhánh thanh long sẽ vàng, khi nước rút phải bón phân để cây phục hồi lại nhưng như vậy năng suất sẽ không cao. Đất cần phải được cày bừa kỹ trong mùa nắng, phơi đất, trừ cỏ dại. Cày bừa, làm cỏ không kỹ sau này chi phí trừ cỏ sẽ rất cao, cỏ nguy hiểm trên đất phèn là: cỏ tranh, cỏ ống, cỏ sâu rọm,...

Phân Bón Lót:

Trên đất cao, trước khi đặt hom người ta làm âm xuống một khoảng quanh trụ có cạnh độ l,0 - l,5m, sâu 20 - 30 cm, rồi bón lót độ 10 kg phân chuồng + 0,5 kg Super lân. Trên đất thấp phải lên mô trước khi trồng, xới đất và rải phân quanh mô. Bà con bổ sung thêm phân bón kích thích sinh trưởng VIÊN SỦI GA3 12,5G trộn đều với đất trước khi trồng giúp cho cây hấp thụ chất dinh dưỡng tốt.

Kỹ Thuật Trồng Cây Thanh Long Ruột Đỏ:

Đặt từ 3 - 4 hom quanh cây chống (trụ), cần chú ý: + Đặt hom cạn 0 - 5cm để tránh thối gốc do đất ẩm. + Đặt áp phần phẳng của hom vào mé trụ để sau này hom ra rễ và bám nhanh vào trụ. Cột hom vào trụ để gió khỏi làm lung lay lúc đầu vì rễ trên không chưa phát triển để bám vào cây trụ. Sau khi đặt hom, ở các vùng đất cao hễ đất khô và hết mưa thì cần tủ gốc để giữ ẩm,…

Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Thanh Long Ruột Đỏ:

Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:
Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh... để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.
Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:
Từ mặt đất tới đỉnh trụ chỉ chọn để lại 1 cành, trong thời gian này cần chú ý cột cành sát vào trụ để rễ khí sinh của cành bám chặt vào trụ giúp cành không bị gãy khi gặp mưa, gió…. Trên đỉnh trụ, cành có thể được cắt tỉa sao cho tạo tán tròn và phân bố đều quanh trụ. Các cành mới trên đỉnh trụ sẽ được tỉa theo nguyên tắc: một cành mẹ, 2 cành con. Chọn các cành to khoẻ để lại. Thường xuyên tỉa bỏ các cành tai chuột, cành sâu bệnh, cành nằm khuất trong tán, cành đã cho quả 2-3 năm
Kỹ thuật Bón phân Thanh Long Ruột Đỏ:
+ Khi cây còn nhỏ (dưới 3 tháng) sau khi trồng 2 tuần (đối với cây đã có rễ hoàn chỉnh) có thể sử dụng Urea + DAP hoặc NPK 16-16-8 hay 20-20-15 tưới, liều lượng 20-30g/trụ, 10 ngày/lần - Cây 3-12 tháng sữ dụng Urea + DAP hoặc NPK 16-16-8 hay 20-20-15 tưới 30-50g/trụ, 15 ngày/lần tuỳ theo loại đất và tăng theo tuổi cây. - Cây 1-3 năm: 

+ Phân hữu cơ: Có thể sử dụng phân chuồng hoai hoặc hữu cơ 20-50kg/trụ/năm (lượng phân tăng theo tuổi cây và tuỳ theo đất), chia làm 2 lần bón. Lần 1 vào lúc cây chuẩn bị ra hoa rộ (tháng 2-3dl), lần 2 tháng 9-10dl, sau giai đoạn cho trái rộ, giai đoạn sinh cành mới và chuẩn bị nuôi trái vụ nghịch. Cách bón: xới nhẹ xung quanh gốc, cách gốc 15-30cm, cho phân đều khắp tán và dùng rơm rạ, cỏ tủ gốc 

+ Phân hoá học: Có thể sử dụng phân NPK 20-20-15 hoặc đơn phân Urea, DAP, KCl, tùy theo mục đích.. Sử dụng cho ra hoa và nuôi quả cần chú ý hàm lượng lân và kali cao, kích thích cây ra cành mới cần bón đạm cao. Thời gian bón: Năm 1-2: 200-300g phân/đợt (phân hỗn hợp hoặc phân đơn). Từ năm 3 trở đi bón 500-1000g phân/đợt (theo tuổi cây và bộ khung tán cây). Bón 4 đợt/năm, vào tháng 2,5,8, và 11dl. 

Cách bón: Xới nhẹ xung quanh tán, rãi phân và đắp lại bằng rơm, cỏ khô…. 

+ Phân bón lá : Nhằm kích thích cây mau ra hoa, tăng độ bóng vỏ trái, độ cứng tai trái và kích cỡ trái, có thể sử dụng các loại phân bón lá được sử dụng trên thị trường. Tuỳ theo mục đích sử dụng mà chọn các công thức phân bón lá khác nhau. Nếu sử dụng ra cành và phát triển cành dùng các phân bón lá có đạm và lân cao, nếu kích thích ra hoa sớm và nuôi quả dùng các phân có công thức lân và kali cao. Chú ý ngưng phun phân bón lá trước khi thu quả 2 tuần. Xem bài viết 3 loại phân bón mạng lại hiệu quả cao cho cây Thanh Long tại đây

Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Thanh Long Ruột Đỏ:

Côn trùng gây hại: 
+ Kiến: Thanh long dễ bị kiến lửa và kiến riện tấn công, có thể phòng trị dễ dàng bằng các loại thuốc trừ côn trùng. Phun (rãi) xung quanh gốc cây và ngay vị trí kiến tấn công, hoặc làm bã dẫn dụ 
+ Ruồi đục trái: Có thể sữ dụng bả mồi (SOFRI protein) hoặc bao trái sau khi thụ phấn 7-10 ngày 

- Bệnh hại: 
+Thối cành, nám cành có thể phòng trị dễ dàng bằng các loại thuốc gốc đồng như Benlat C, Coc 85, Ridomyl,… 
+Thán thư: xuất hiện trên cành và trái. Phòng trị: Phun các thuốc Ridomyl, Antracol, … Đối với quả: hoa sau khi nở 3-5 ngày cần tỉa bỏ nhuỵ đã héo rũ ở đỉnh quả, phun thuốc và bao quả bằng bao vải không dệt.

Thu Hoạch và Bảo Quản:

Tuỳ theo thị trường, quả có thể thu hoạch từ 29 đến 31 ngày sau khi hoa nở.

Kinh nghiệm và Thị Trường:

Để cây thanh long mau lớn và đạt sản lượng cao phải che đậy cẩn thận để giữ gìn bộ rễ không để tổn thương do ánh nắng mặt trời, do úng nước, gió bão,... Đồng thời cắt xén những cành cây không thể mọc mầm và ra quả ngắt bớt hoa và theo dõi tình hình hoa nở và kết quả, mỗi cành nên để 3 – 4 quả. Cần chống nóng với những cây con mới trồng. Hàng năm trước khi vào mùa đông, khi bón phân phải thêm kali chống rét cho cây, đồng thời che đậy để giữ độ ẩm,...

CÔNG TY TNHH SX TM DV LONG PHÚ
Địa chỉ: 71/65 Ấp 2, xã Nhị Bình, huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 028.3891.3259  
Email: ctylongphu@yahoo.com.vn 
Website: www.phanbonlongphu.com

BIỆN PHÁP CHĂM SÓC LÚA GIÚP LÚA ĐẺ NHÁNH KHỎE, TẬP TRUNG.

Vụ lúa xuân là vụ sản xuất lúa chính trong năm. Để giúp cho cây lúa đẻ nhánh khỏe, tập trung và tăng tỷ lệ nhánh hữu hiệu nhằm đạt năng suất cao. Ngay từ đầu vụ bà con cần tập trung làm tốt một số việc sau đây:

Biện pháp tiến hành chăm sóc lúa như thế nào? 

Chắm dặm: Tiến hành chắm dặm những khoảng lúa chết do rét hoặc khoảng mất trống để đảm bảo mật độ.
  • Chế độ dinh dưỡng: tất cả các trà lúa đều phải bón thúc sớm, tập trung, không bón phân nhiều lần đặc biệt là bón đạm muộn làm cho lúa đẻ nhánh lai rai, sinh ra nhiều nhánh vô hiệu. Nên bón phân chuyên dùng cho cây lúa như Phân bón PK hữu cơ LP 711 - Đẻ Nhánh của công ty phân bón Long Phú - Chuyên thúc để bổ sung các chất dinh dưỡng cân đối, cần thiết phù hợp với giai đoạn này của cây lúa giúp lúa đẻ nhánh khỏe, tập trung và hạn chế sâu bệnh hại. Chi tiết sản phẩm 



Lượng bón: 

- Giai đoạn cây non: 20-25ml cho bình 20-25 lít.
- Giai đoạn cây trưởng thành, tưới gốc, phun: 40-50ml cho bình 20-25 lít.
- Giâm cành, chiết cành, tưới bầu chiết: nhúng trực tiếp vào dung dịch đậm đặc. Khi bón để mực nước 2-3cm. Kết hợp với làm cỏ sục bùn tạo điều kiện thông thoáng trong đất giúp rễ lúa phát triển khỏe.

Lưu ý không nên bón thúc khi nhiệt độ xuống dưới 18°C.

Giữ nước cho để chăm sóc lúa và phòng trừ sâu bệnh như thế nào?

  • Chế độ nước tưới: Từ sau khi cấy đến lúa đẻ nhánh rộ luôn duy trì mực nước trong ruộng 2-3cm giúp lúa nhanh bén rễ hồi xanh và tạo điệu kiện thuận lợi cho cây lúa đẻ nhánh. Khi lúa đạt số nhánh tối đa thì rút cạn nước, phơi khô mặt ruộng từ 5- 7 ngày, sau đó đưa nước vào nhằm hạn chế quá trình đẻ nhánh của cây lúa.
  • Thường xuyên thăm đồng: Kiểm tra tình hình sâu bệnh hại, phát hiện sớm để có biện pháp phòng trị kịp thời, tránh ảnh hưởng đến năng suất lúa. Lúa vụ xuân đầu vụ thường có một số sâu bệnh hại như bọ trĩ, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh đạo ôn, bệnh rầy nâu… Bà con phòng, trừ sâu bệnh hại theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn địa phương.
Để biết hiểu rõ hơn về các dòng phân bón cho lúa. Bà con hãy liên hệ với công ty phân bón Long Phú để đội ngũ chuyên viên trong lĩnh vực cây trồng nông nghiệp sẽ tư vấn rõ hơn cho bà còn. 

Mọi chi tiết xin liên hệ: 
CÔNG TY TNHH SX TM DV LONG PHÚ
Địa chỉ: 71/65 Ấp 2, xã Nhị Bình, huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 028.3891.3259  
Email: ctylongphu@yahoo.com.vn 

Thứ Hai, 24 tháng 9, 2018

PHÂN BÓN CHO CÂY LÚA

Chăm sóc lúa cấy và phân bón cho lúa bao gồm những khâu: Làm cỏ lúc cây lúa đã bén rễ hồi xanh, trừ rong rêu, bón thúc cho lúa, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh hại lúa,…
Chăm sóc lúa đúng cách sẽ mang lại mùa bội thu cho nông nghiệp 

Những kỹ thuật phân bón cho lúa, làm cỏ và trông nom lúa

Làm cỏ cho lúa cấy: Sau lúc cây lúa bén rễ hồi xanh, bà con cần bắt đầu làm cỏ kết hợp sục bùn và bón thúc cho lúa. Sau đấy tuỳ vào loại giống lúa ngắn hay dài ngày mà bà con bón phân và kết thúc quá trình phân bón cho lúa trước lúc cây lúa bước vào thời kỳ làm đòng.  Bà con làm cỏ bằng tay, cào răng đẩy tay. (có thể tiêu dùng thuốc trừ cỏ)

Quá trình phân bón cho lúa

  • Bón thúc: Khi cây lúa bén rễ hồi xanh kết hợp mang khiến cho cỏ đợt I, cây lúa nên bón 50 -60 % lượng đạm.
  • Bón đón đòng: Phân bón cho lúa trước trỗ 30 -35 ngày. Bón đón đòng mang tác dụng thúc đẩy phân hóa gié và hoa nhằm đạt được số hạt và bông cao.
  • Bón cho lúa nuôi đòng: Tiến hành vào bón vào thời kì trước trỗ 12-15 ngày. Có tác dụng khiến cho tăng tỉ lệ hạt chắc và khối lượng hạt.
  • Để tăng hiệu quả của phân bón cho lúa, buộc phải bón phân theo cách hài, giữ nước vừa phải, không bón phân khi thời tiết xấu . . .có thể dùng phân bón dạng viên tổng hợp bón vào gốc sẽ năng cao hiệu quả của phân. Nên sử dụng mẫu sản phẩm phân bón kết hợpcho lúa: Hộp năng suất + Giảm rụng và Bộ mùa vàng – Ngọc vàng. Phân bón chuyên sử dụng cho lúa ở quá trình cuối
Tham khảo chi tiết  bài viết các dòng Phân bón cho lúa
  • Tưới nước cho lúa
Tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể bảo đảm chế độ nước cho cây lúa phổ biến như sau: Bà con duy trì mức nước < 5cm vào thời kỳ sau cấy tới thời kỳ đẻ nhánh hữu hiệu, > 20cm ở thời kỳ cuối đẻ nhánh để hạn chế đẻ nhánh vô hiệu. Nếu cây lúa tốt, sinh trưởng mạnh thì buộc phải rút nước phơi ruộng, tránh dinh dưỡng  tác dụng làm giảm đẻ nhánh vô hiệu. Duy trì nước 5-10cm vào thời kỳ khiến đòng đến chín sữa. Bà con mang thể rút nước sau thời kỳ lúa chín sữa, lúa tiếp tục vào chắc, tiện lợi cho khâu thu hoạch.

Phòng trừ sâu bệnh

Để phát hiện sớm sâu bệnh hại cây lúa bà con thường xuyên đánh giá đồng ruộng, phát hiện và phòng trừ sâu bệnh kịp thời.

Mọi chi tiết xin liên hệ 
CÔNG TY TNHH SX TM DV LONG PHÚ
Địa chỉ: 71/65 Ấp 2, xã Nhị Bình, huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 028.3891.3259

Thứ Ba, 11 tháng 9, 2018

Hướng dẫn cách bón phân cho cây cafe

quy trình bón phân cho cây công nghiệp

bón phân cho hoa kiểng

cách bón phân cho cây kiểng